XÁC ĐỊNH TỶ LỆ % TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO THƯƠNG TÍCH
0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ % TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO THƯƠNG TÍCH

Ngày đăng Ngày 28
/2022
  • Tỷ lệ thương tật là gì?

Theo khoa học pháp lý, tỷ lệ thương tật là thông số giám định mức độ bị tổn thương của cơ thể nạn nhân được xác định bởi những cơ quan có đủ điều kiện và thẩm quyền. Trong pháp luật hình sự, tỷ lệ thương tật là căn cứ quan trọng nhằm xác định mức độ nguy hiểm của tội phạm; đồng thời dựa trên thông số về tỷ lệ thương tật, cơ quan chức năng sẽ xác định áp dụng hình phạt cụ thể đối với người phạm tội đối với những tội danh được quy định tại Chương XIV Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Cụ thể theo Thông tư 22/2019/TT-BYT thì quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Cụ thể các tổn thương bao gồm:

          + Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh

          + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch

          + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp

          + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa

          + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa

          + Tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm

          + Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng

          + Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác

          + Tổn thương cơ thể do tổn thương răng – hàm – mặt

          + Tổn thương cơ thể do tổn thương tai – mũi – họng

  • Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 quy định việc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.

- Thứ hai, mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.

- Thứ ba, nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

- Thứ tư, khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).

- Thứ năm, khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

- Thứ sáu, khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.

- Thứ bảy, đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

- Thứ tám, trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư này.

  • Cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể

Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn

Trong đó:

- T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định).

- T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai: T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

- T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

- Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n: Tn - {100-T1-T2-T3-...-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

  • Ví dụ cụ thể:
  • Một đối tượng có nhiều tổn thương:

Ông Nguyễn Văn A được xác định có 02 tổn thương:

  • Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 - 65%;
  • Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41 %;
  • Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 - 25%.

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:

- T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).

- T2 = (100 -63) x 41/100% = 15,17%.

- T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ 1, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% - 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông A được tính là:

T3 = (100 - 63 - 15,17) x 22/100 % = 4,80%

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là 83%.

  • Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: (1) Giám định pháp y và (2) Giám định pháp y tâm thần:

Ông Nguyễn Văn B (ông B) đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% (T1).

Sau đó ông B đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông B là 37%, tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông B như sau:

  • T1 đã được xác định là 45 %;
  • T2 được xác định như sau: T2 = (100 - 45) x 37/100 = 20,35 %.

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là: 45 % + 20,35 % = 65,35 %, làm tròn số là 65 %.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 65 %.

Trên đây là quy định của pháp luật về thắc mắc Xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể do thương tích. Để được hỗ trợ tốt nhất trong trường hợp này, quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi trực tiếp tại Văn phòng Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners (số 37 đường TTH 09, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) hoặc qua Hotline: (028) 6682 3286 – 0939 07 2345.

Bài viết liên quan

TỘI ĐÁNH BẠC THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin