MUA BÁN NHÀ ĐẤT THÔNG QUA HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – RỦI RO?
Với thủ tục mua bán nhanh gọn, nếu chỉ mua để đầu tư lướt sóng thì có thể tránh được thủ tục pháp lý, các loại thuế phí liên quan hoặc muốn mua bán mà khi các bên không đủ điều kiện chính là các lý do khiến cho tình trạng mua bán nhà đất thông qua hợp đồng ủy quyền càng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, hình thức mua bán này chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn trong đó mà chúng ta cần phải xem xét thận trọng trước khi quyết định, nhất là đối với bên mua.
Ảnh minh họa!
Theo quy định của pháp luật dân sự, đại diện là một chế định mà theo đó người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Căn cứ để xác lập đại diện được quy định tại Điều 135 BLDS năm 2015, một trong số đó là xác lập theo ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện (Gọi là đại diện theo ủy quyền).
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Căn cứ theo Điều 562 BLDS 2015). Nội dung chính của hợp đồng ủy quyền bao gồm: phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, thù lao ủy quyền.
Như vậy, bản chất của Hợp đồng ủy quyền là bên nhận ủy quyền thay mặt bên ủy quyền để thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho và các quyền khác nếu có thỏa thuận. Trong trường hợp này Bên mua chưa phải là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật mặc dù đã trả tiền cho Bên bán.
RỦI RO TIỀM ẨN?
Vì là hợp đồng ủy quyền nên bên có nhà đất (bên ủy quyền) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Về mặt pháp lý, dù đã hoàn tất thủ tục của hợp đồng ủy quyền nhưng thực ra bất động sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người ủy quyền. Về bản chất, người được ủy quyền chỉ là đại diện cho chủ sở hữu nên khi đến hạn thanh toán, các chủ nợ vẫn có quyền yêu cầu kê biên hoặc phát mãi bất động sản để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ. Đây là những rủi ro dễ xảy ra khi các bên tiến hành giao dịch mua bán bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền.
Trên đây là những rủi ro thường gặp có thể xảy ra nếu như chọn hình thức mua bán Bất động bằng hình thức Hợp đồng ủy quyền. Trong thời gian dài, các bên nên cân nhắc kỹ, dự liệu trước các tình huống xấu có thể xảy ra để không rơi vào cảnh tranh chấp.
Vì giao dịch nhà đất bằng hình thức Hợp đồng ủy quyền có thể chứa đựng rủi ro nên hãy liên với chúng tôi qua Hotline: 0939 07 2345 để được tư vấn cụ thể trình tự thủ tục và cung cấp dịch vụ pháp lý một cách tốt nhất nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...
Khi bắt đầu quyết định kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lựa...
Việc thành lập doanh nghiệp được xem là một trong những bước...
GIẢI VÔ ĐỊCH SÂN 5 – TRANH CÚP DIGITAL MARKETING LẦN 3