Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản là một trong những tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu của công dân đã được quy định cụ thể tại Điều 170 Bộ luật hình sự Việt Nam.
1. Yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
Các yếu tố cấu thành của tội cưỡng đoạt tài sản:
Thứ nhất, xét về mặt khách thể của tội phạm. Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quan hệ sở hữu, bao gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ tài sản. Bên cạnh đó, hành vi đe dọa dùng vụ lực hoặc uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản còn xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Đối tượng tác động của tội cưỡng đoạt tài sản là tài sản và con người. Con người ở đây là người quản lý tài sản – là người bị uy hiếp về tinh thần và bị buộc giao tài sản.
Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm. Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được thể hiện thông qua các hình thức sau đây:
- Hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực” là hành vi đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật chất gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc người thân của họ nếu những người này không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội (nói cách khác là không giao tài sản cho người phạm tội).
Điểm khác biệt của hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản với tội cướp tài sản là trong tội cưỡng đoạ, hành vi đe dọa sẽ dùng vụ lực không diễn ra ngay tức khắc, không làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí. Trong tội cưỡng đoạt tài sản, giữa hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực với việc dùng vũ lực trên thực tế có khoảng cách về thời gian; hành vi đe dọa chưa đủ sức mãnh liệt làm cho người bị đe dọa tê liệt ý chí, mà chỉ có khả năng khống chế ý chí của họ. Người bị đe dọa vẫn còn khả năng, điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc, quyết định hành động.
- Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là hành vi đe dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội. Hành vi uy hiếp tinh thần này có thể được thực hiện dưới một trong các dạng:
Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm. Mặt khách quan của tội cưỡng đạo bao gồm hai dấu hiệu định tội: Lỗi: cố ý trực tiếp. Mục đích của tội phạm là “nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Thứ tư, về mặt chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
2. Khung hình phạt pháp luật quy định
Khung 1: Phạt tù từ 01 đến 05 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 khi có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 170 khi có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc và thuộc vào các trường hợp:
Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 170 khi có hành vi phạm tội thuộc vào các trường hợp:
Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm theo quy định tại Khoản 4 Điều 170 khi có hành vi phạm tội thuộc vào các trường hợp:
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là quy định của pháp luật về nội dung TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO? Để được hỗ trợ tốt nhất trong các vấn để liên quan đến nội dung trên. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi trực tiếp tại Văn phòng Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners (Địa chỉ: số 37 đường TTH 09, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phồ Hồ Chí Minh) hoặc qua Hotline (028) 6682 3286 – 0939 07 2345
Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...
Khi bắt đầu quyết định kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lựa...
Việc thành lập doanh nghiệp được xem là một trong những bước...
GIẢI VÔ ĐỊCH SÂN 5 – TRANH CÚP DIGITAL MARKETING LẦN 3