Những lưu ý khi hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở
0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

Những lưu ý khi hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở

Ngày đăng Ngày 25
6/2021

Trước hết cần phân biệt tranh chấp nào là tranh chấp đất đai và tranh chấp nào là tranh chấp liên quan đến đất đai vì thủ tục giải quyết mỗi loại là khác nhau. Theo đó:

  • Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013). Ví dụ như tranh chấp về ranh giới đất liền kề; tranh chấp lối đi chung, lối đi riêng; tranh chấp xác định một người có quyền hay không có quyền sử dụng đất; tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất,…
  • Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về giao dịch (chuyển nhượng, tặng cho) quyền sử dụng đất, tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tranh chấp tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất khi ly hôn/sau ly hôn,...

Quy định về hòa giải tại cơ sở đối với tranh chấp đất đai hiện nay như sau:  

Khi phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể có quyền sử dụng đất thì: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải (Điều 202 Luật Đất đai năm 2013).

Đối với tranh chấp đất đai mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện, thẩm phán trả lại đơn khởi kiện để yêu cầu tiến hành hòa giải theo quy định (Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Như vậy:

  • Những tranh chấp liên quan đến “ai là người có quyền sử dụng đất” thì Nhà nước không bắt buộc các bên phải tự hòa giải nhưng bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp không tự tổ chức hòa giải mà phải có đơn yêu cầu của ít nhất một bên.
  • Thành phần Hội đồng hòa giải phải bao gồm:

(1) - Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng;

(2) - Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;

(3) - Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.

(4) - Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;

(5) - Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;

          Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

  • Biên bản hòa giải phải ghi đầy đủ thông tin sau:

          + Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;

          + Thành phần tham dự hòa giải;

          + Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);

          + Ý kiến của đương sự tham gia hòa giải;

          + Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

          + Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

  • Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
  • Kết quả hòa giải:

     - Hòa giải thành: kết thúc tranh chấp đất đai, Hội đồng hòa giải ghi nhận ý kiến hòa giải của các bên. Khi đó:

          + Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

          + Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

     - Hòa giải không thành: khi một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai hoặc thay đổi ý kiến sau khi hòa giải thành. Hội đồng hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Lưu ý:

  • Thời gian hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Trên thực tế, nhiều UBND giải quyết, nếu muốn giải quyết nhanh thì phải “nhắc” UBND về thời hạn trên.
  • Khi nhận Biên bản hòa giải của UBND cấp xã thì phải chú ý xem Biên bản có ghi đủ thành phần Hội đồng hòa giải, đủ đương sự tham gia hòa giải, đủ các nội dung bắt buộc trong Biên bản hay không (?). Vì trên thực tế giải quyết tranh chấp đất đai, nếu Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã ghi thiếu thông tin thì có thể bị trả lại đơn yêu cầu khi yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc sẽ bị Tòa án trả lại đơn khi khởi kiện.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp rất phức tạp và kéo dài. Do vậy, chúng tôi cho rằng trường hợp các bên tự hòa giải hoặc hòa giải tại UBND cấp xã là đơn giản và nhanh chóng nhất.

Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, hãy liên hệ chúng tôi qua Hotline (028) 6682 3286 - 0939.07.2345 (Zalo, Viber)!

Bài viết liên quan

TỘI ĐÁNH BẠC THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin