Một ngân hàng bị phá sản là khi không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình. Điều này có thể xảy ra do ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc ngân hàng không còn đủ tài sản lưu động để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của mình.
Trên thực tế, ở Việt Nam vẫn chưa có ngân hàng nào phá sản bởi việc phá sản phải trải qua một quy trình phức tạp và sẽ được kiểm soát đặc biệt bởi Ngân hàng Nhà nước. Dù vậy, tại Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 vẫn quy định về phá sản tổ chức tín dụng, cụ thể:
“1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Nếu ngân hàng phá sản, người gửi có thể sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù.
Căn cứ Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 và Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định các tổ chức tín dụng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính, chi nhánh và các điểm giao dịch có nhận tiền gửi của cá nhân.
Trong đó, Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 giải thích: “Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản”. Theo đó khi ngân hàng phá sản, người gửi tiền sẽ được chi trả một khoản tiền trong hạn mức theo Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg ngày 20/10/2021 về hạn mức trả tiền bảo hiểm: số tiền tối đa bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng. So với trước đây (trước ngày 12/12/2021), hạn mức này chỉ có 75.000.000 đồng. Việc tăng hạn mức nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiết kiệm trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm mà chỉ có những tiền gửi đáp ứng quy định tại Điều 18 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 mới được bảo hiểm là: tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi sau:
Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Trên đây là quy định của pháp luật về thắc mắc Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền hay không. Để được hỗ trợ tốt nhất trong trường hợp này, quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi trực tiếp tại Văn phòng Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners (số 37 đường TTH 09, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) hoặc qua Hotline: (028) 6682 3286 – 0939 07 2345.
Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...
Khi bắt đầu quyết định kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lựa...
Việc thành lập doanh nghiệp được xem là một trong những bước...
GIẢI VÔ ĐỊCH SÂN 5 – TRANH CÚP DIGITAL MARKETING LẦN 3