Bản sao là gì? Giá trị pháp lý của bản sao? Thời hạn sử dụng bản sao?
0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

Bản sao là gì? Giá trị pháp lý của bản sao? Thời hạn sử dụng bản sao?

Ngày đăng Ngày 28
6/2021

BẢN SAO LÀ GÌ? GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA BẢN SAO? THỜI HẠN SỬ DỤNG BẢN SAO?

 

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước hiện nay, việc phải xin cấp bản sao để cung cấp cho các cơ quan chức năng là yêu cầu bắt buộc của khá nhiều thủ tục. Vậy bản sao là gì? Giá trị và thời hạn sử dụng của bản sao?

1. Khái niệm về bản sao?

       Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy, trên đó thể hiện một cách nguyên văn, đầy đủ, chính xác nội dung của bản chính hay bản gốc hay phần cần sao và được trình bày theo thể thức quy định.

       Bản sao phải được thực hiện từ bản chính hoặc bản sao y bản chính, ghi rõ ngày, tháng, năm và phải được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền kí chứng thực xác nhận, ví dụ như bản sao sổ hộ khẩu, bản sao giấy khai sinh,…

       Thẩm quyền cấp bản sao:

1) Cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và có lưu trữ bản chính có thẩm quyền cấp bản sao;

2) Phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền công chứng, chứng thực cấp bản sao cho cá nhân, tổ chức có bản chính trình cấp.

       Bản sao có thể tồn tại dưới hai dạng:

  • Bản sao y bản chính: là bản chụp từ bản chính với nội dung y bản chính (thường gặp nhất là phô tô từ bản chính).

                                                                                                               

Bản sao y bản chính giấy Chứng minh nhân dân 

  • Bản trích sao/bản trích lục: là bản đánh máy có nội dung thể hiện lại một phần/toàn bộ nội dung ghi trong sổ gốc (thường gặp nhất là Bản trích lục Giấy khai sinh, Bản trích lục Giấy chứng nhận kết hôn).

                                                                                           

Bản trích lục khai sinh

 

2. Giá trị pháp lý của bản sao?

       Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.…”

       Như vậy, có nhiều bản sao có thể hình thành từ một bản chính (bằng cách chụp lại, phô tô, scan,..) song chỉ những bản sao được cơ quan có thẩm quyền chứng thực sao từ bản chính và bản sao được cấp từ sổ gốc (gọi chung là bản sao hợp lệ) là có giá trị sử dụng thay cho bản chính.

3. Thời hạn sử dụng bản sao?

       Pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao hợp lệ. Như vậy, có thể hiểu rằng thời hạn của bản sao hợp lệ là vô thời hạn. Tuy nhiên này nảy sinh nhiều bất cập trên thực tế. Vì có nhiều khi các thông tin trên bản chính đã có sự thay đổi hoặc bản chính đã không còn giá trị pháp lý nhưng bản sao vẫn đang được sử dụng.

       Do đó, để khắc phục tình trạng này, nhiều cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận giấy tờ là bản sao được chứng thực thường tự đặt ra quy định là bản sao chỉ có giá trị trong thời hạn 03 tháng hay 06 tháng kể từ ngày được chứng thực. Điều này là không đúng với quy định của pháp luật tuy nhiên đây lại là một giải pháp được nhiều cơ quan, đơn vị áp dụng để hạn chế tình trạng dùng giấy tờ giả.

4. Sự khác nhau giữa bản sao và bản chụp là gì?

       Có hai sự khác nhau cơ bản:

       Về hình thức:

+ Bản sao: phải được in ra trên giấy dựa trên bản chụp, nội dung đầy đủ, có sự chính xác, được công chứng chứng thực ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Bản chụp: có thể được in, phô tô ra giấy hoặc lưu lại trong thiết bị chụp (thường thấy là bản photocopy hoặc hình chụp giấy tờ, tài liệu)

       Về giá trị pháp lí:

+ Bản sao có giá trị pháp lí tương đương bản chính nếu được công chứng, chứng thực.

+ Bản chụp không có giá trị pháp lí đối với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những giấy tờ, tài liệu được chụp, phô tô ra từ bản chính khi đã được đối chiếu với bản chính thì có thể được sử dụng thay thế bản chính.

5.  Sự khác nhau giữa Bản trích lục/trích sao từ bản gốc và Bản sao y chứng thực?

Có thể so sánh hai khái niệm này dưới các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Cấp bản sao từ sổ gốc

Chứng thực bản sao từ bản chính

Định nghĩa

Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao.

Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Giá trị pháp lý

Có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Được sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bản chất

 

 

 

Căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao (sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp).

 

 

Căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao. Bản chính bao gồm:

– Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại;

– Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Chủ thể có quyền yêu cầu

 

 

 

Chỉ có 03 nhóm cá nhân, tổ chức sau có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc:

1- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính;

2- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

3- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

Không giới hạn chủ thể có quyền yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính nhưng phải đảm bảo điều kiện:

– Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực;

– Phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực.

Thẩm quyền thực hiện

 

 

Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc.

 

 

 

 

 

 

– UBND xã, phường, thị trấn;

– Công chứng viên;

– Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Trình tự, thủ tục thực hiện

 

 

Bước 1: Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là:

– Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính;

– Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

-> xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.

Lưu ý: Nếu gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm bản sao có chứng thực giấy tờ quy định, 01 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao

Bước 2: Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu

Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

Bước 1: Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

– Trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

– Nếu người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao.

 

 

Thời hạn thực hiện

 

 

 

 

 

 

Ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.

Trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì phải thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.

 

 

 

 

 

 

 

Ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo.

Nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ hoặc trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ:

– Nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản;

– Bản chính có nhiều trang;

– Yêu cầu số lượng nhiều bản sao;

– Nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu.

 Thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

 

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc cấp bản sao, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline: (028) 6682.3286 – 0939.07.2345 (Zalo, Viber)!

Bài viết liên quan

TỘI ĐÁNH BẠC THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin