Tội không giúp người đang ở trong tình trạng bị nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
Câu hỏi: Chào Luật sư. Tháng trước tôi đi phượt đến một địa điểm có thác thì bất ngờ có một người đang sắp đuối nước. Bản thân tôi bơi khá giỏi nhưng vì lần đầu tiên gặp sự việc như thế này tôi không biết xử lý thế nào, may mắn lúc đó có một người khác nhảy xuống và cứu được nạn nhân.
Tôi muốn hỏi trong trường trên nếu tôi không cứu và nạn nhân không qua khỏi thì tôi có chịu trách nhiệm hình sự không?
Trả lời: Về vấn đề của bạn Luật sư xin được tư vấn như sau:
Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt...”
Như vậy, những dấu hiệu cơ bản của tội này là:
1. Thấy người khác ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện cứu mà không cứu, dẫn đến người đó bị chết thì bị coi là có tội
Khi xét một trường hợp cụ thể phải căn cứ vào 02 yếu tố: (1)hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của người bị nạn; (2)khả năng sẵn có của người cứu giúp. Khả năng sẵn có của một người có thể do bẩm sinh, do rèn luyện, do học tập hoặc do tính chất nghề nghiệp mà có nhưng đây chỉ là tiền đề (cơ sở) tạo điều kiện để có thể cứu được người bị nguy hiểm đến tính mạng, còn thực tế có cứu được hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Trong điều kiện có phương tiện để cứu người nhưng lại không có khả năng mà không cứu được người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến người này bị chết thì cũng không coi là phạm tội.
Trong trường hợp trên: nạn nhân đang ở trong tình trạng sắp đuối nước, tính mạng sức khỏe bị đe dọa đã đáp ứng yếu tố thứ (1) nhưng đối với yếu tố thứ (2), ngoài việc bạn là người bơi giỏi phải xem xét thực tế lúc đó bạn đang đứng ở vị trí nào, dòng nước lúc đó chảy ra sao, nếu bạn nhảy xuống cứu thì có gây nguy hiểm đến bản thân hay không,...mới có đủ căn cứ để đưa ra kết luận. Trong trường hợp bạn có đủ khả năng, điều kiện để cứu giúp nhưng không hành động dẫn đến người đó bị chết thì bị coi là có tội.
Hình ảnh minh họa
2. Người phạm tội đã không có hành động nào nhằm cứu người bị hại
Không hành động ở đây được xác định là một biểu hiện tiêu cực, lẽ ra khi gặp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, người phạm tội phải làm mọi việc để loại trừ nguy hiểm nhưng lại không làm dẫn đến hậu quả.
Nếu họ đã hành động nhưng vẫn không cứu được người bị nạn thì không coi là phạm tội. Tuy nhiên, nếu đang hành động không có một trở ngại nào ngăn cản mà tự ý dừng lại mặc dù vẫn còn điều kiện cứu mà không cứu đe người bị nạn chết thì vẫn bị coi là phạm tội.
Ví dụ trong trường hợp này, bạn đã bơi ra giữa dòng nước để cứu người bị nạn nhưng bơi gần tới nơi thì nạn nhân đã chìm, bị nước cuốn đi, đã cố gắng lặn xuống mò tìm nhưng vẫn không thấy thì được coi là không phạm tội. Ngược lại, đang bơi đến nửa chừng thì sợ “cứu người chết đuối dễ gặp điềm gở” mà bạn dừng lại dẫn đến không cứu được nạn nhân thì vẫn bị coi là phạm tội.
3. Lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý
Người phạm tội biết rõ người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nếu không cứu được thì sẽ chết và biết rõ mình có điều kiện cứu mà cố tình không cứu.
Nếu nhận thức không rõ ràng tình trạng của nạn nhân hoặc trong khả năng của mình không thể nhận thức được thì không coi là phạm tội.
4. Nạn nhân phải thực sự đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là trường hợp họ sắp bị chết, nhưng nếu được cứu thì sẽ không bị chết. Nhưng nếu nạn nhân chưa ở trong tình trạng trên, có người biết nhưng không cứu giúp, sau đó bị chết vì lý do khác thì người không cứu trước đó không coi là phạm tội.
5. Đã có hậu quả xảy ra là người bị hại bị chết thì hành vi không cứu giúp mới cấu thành tội phạm
Người không được cứu phải chết thì người không cứu mới là tội phạm. Nếu trước đó có người cố tình không cứu, nhưng lại được người khác cứu nên không chết thì người có hành vi cố tình không cứu trước đó chưa cấu thành tội này.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi xử lý hình sự về tội phạm này, ngoài các dấu hiệu cơ bản nêu trên, các cơ quan tiến hành tố tụng còn xem xét đến động cơ phạm tội để áp dụng hình phạt phù hợp. Nếu vì tư tưởng lạc hậu, bị chi phối bởi nhận thức lạc hậu mà người phạm tội chỉ là một trong số những người như vậy thì không nên áp dụng hình phạt tù mà có thể chỉ áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ, đồng thời thông qua phiên tòa giáo dục mọi người để họ thấy được hậu quả của những phong tục, tập quán lạc hậu đã chi phối người dân. Nếu được đại diện người bị hại đồng ý thì có thể miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho họ, vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 BLHS thì người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện người hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư dựa theo quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung này có thể thay đổi do điều luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc tham khảo. Khi có vướng mắc, chưa rõ cần Luật sư giải đáp, quý Khách hàng vui liên hệ chúng tôi qua Hotline (028) 6682 3286 - 0939 07 2345 để được hỗ trợ kịp thời.
Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...
Khi bắt đầu quyết định kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lựa...
Việc thành lập doanh nghiệp được xem là một trong những bước...
GIẢI VÔ ĐỊCH SÂN 5 – TRANH CÚP DIGITAL MARKETING LẦN 3