THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI ĐỐI VỚI CON RIÊNG CỦA VỢ
0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI ĐỐI VỚI CON RIÊNG CỦA VỢ

Ngày đăng Ngày 26
10/2023

THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI ĐỐI VỚI CON RIÊNG CỦA VỢ

      Hiện nay, tái hôn sau khi ly hôn là việc rất phổ biến. Và để thuận lợi trong cuộc sống của gia đình mới, nhiều người có nhu cầu đổi họ của con sang họ bố dượng. Hiện nay, pháp luật quy định như nào về vấn đề này?

      Theo quy định của Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong 08 trường hợp sau đây:

- Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

- Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

- Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

- Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

- Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

- Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

- Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

      Trong những trường hợp trên đây, không có quy định nào cho phép con riêng của vợ đổi sang họ của bố dượng. Vì thế, nếu chỉ đơn thuần là người mẹ tái hôn thì không thể đổi họ của con sang họ bố dượng được.

  • Vậy làm thế nào để có thể đổi họ cho con sang họ của bố dượng?

      Trong 08 trường hợp được đổi họ nêu trên, thì chỉ khi bố dượng nhận con vợ làm con nuôi thì mới có cơ sở để đổi họ cho con. Tuy nhiên, muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của bố đẻ trẻ.

      Theo Luật Nuôi con nuôi, không phải trường hợp nào bố dượng cũng nhận con nuôi đối với trẻ là con riêng của vợ được mà phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đối với người nhận nuôi con nuôi: (Căn cứ Điều 14 Luật Nuôi con nuôi)

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức tốt;

+ Không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Hoặc đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Hoặc đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

  • Đối với người được nhận nuôi:

      Trẻ em dưới 16 tuổi; chỉ được nhận nuôi người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Như vậy, cha dượng chỉ được nhận con riêng của vợ khi con riêng của vợ dưới 18 tuổi.

Ảnh minh họa!

  • Thủ tục nhận con nuôi trong trường hợp bố dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

a) Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có (Điều 17 Luật Nuôi con nuôi):

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

      Nếu nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…

b) Hồ sơ của người được nhận nuôi cần chuẩn bị:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng.

      Đối với trẻ em được nhận nuôi có yếu tố nước ngoài cần có thêm văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

      Theo Điều 19 Luật Nuôi con nuôi, để tiến hành làm thủ tục nhận con nuôi trong nước, cần nộp hồ sơ tại: Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi;

      Đối với trường hợp người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam cần nộp hồ sơ tại: Cục Con nuôi.

- Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó;

- Người đồng ý cho làm con nuôi phải được UBND cấp xã hoặc Sở Tư pháp nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi;

- Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

Bước 3: Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước:

      Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định thì UBND xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý theo quy định phải lấy ý kiến.

      Nếu UBND xã từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày.

      Sau khi làm xong thủ tục nhận con nuôi, bố dượng đã có cơ sở đổi họ cho con riêng của vợ sang họ của mình.

      Người yêu cầu thay đổi họ tên nộp Tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Đồng thời, cần xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của người đó. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

      Trong quá trình Quý khách làm hồ sơ, nếu có bất kỳ khó khăn nào có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline (028) 6682 3286 - 0939 07 2345 để được tư vấn cụ thể trình tự thực hiện và cung cấp dịch vụ pháp lý một cách tốt nhất nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.

      Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết Thủ tục Người nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam tại >>> THỦ TỤC NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬN CON NUÔI TẠI VIỆT NAM (congtyluatnguyentam.com.vn)

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin