THỦ TỤC NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬN CON NUÔI TẠI VIỆT NAM
Bên cạnh việc Nhà nước khuyến khích việc nhận con nuôi trong nước đối với những trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi, thì trong một số trường hợp Nhà nước tạo điều kiện xem xét chấp thuận cho người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam. Tuy nhiên, quy định về việc nhận con nuôi trong trường hợp này còn khá chặt chẽ. Với mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý một cách nhanh chóng, hiệu quả, hỗ trợ pháp lý toàn diện cho Quý khách hàng trong nước cũng như Quốc tế, Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners hướng dẫn chi tiết thủ tục người nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam như sau:
1. Điều kiện để nhận con nuôi:
► Đối với người nhận nuôi con nuôi:
► Đối với người được nhận nuôi: Trẻ em dưới 16 tuổi; chỉ được nhận nuôi người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Ảnh minh họa!
2. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh:
► Hồ sơ của người nhân nuôi con nuôi:
của Australia cấp;
+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Các giấy tờ: Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe;Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản; Phiếu lý lịch tư pháp có giá trị sử dụng khi được cấp chưa quá 12 tháng , tính đến ngày nộp hồ tại Cục Con nuôi. Toàn bộ các giấy tờ có trong hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt, được chứng thực bản dịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và lập thành 02 bộ như nhau, trừ những giấy tờ do cơ quan, tổ chức của Việt Nam cấp bằng tiếng Việt.
► Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài:
3. Trình tự thực hiện:
- Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi cho Cục Con nuôi.
- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ.
- Trường hợp chấp thuận hồ sơ, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp, đề nghị Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ của trẻ em, lấy ý kiến của những người có liên quan, xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.
- Cục Con nuôi kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định - Cục Con nuôi kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi. Nếu trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi ở nước ngoài, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi, Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi. Trường hợp trẻ em không đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi không bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và không đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp.
- Sau khi nhận được văn bản đồng ý của người nhận con nuôi, Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan, Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp, đề nghị Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Ảnh minh họa!
- Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.
- Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi nước ngoài, nếu có yêu cầu.
Hãy liên hệ chúng tôi qua Hotline (028) 6682 3286 – 0939 07 2345 để được tư vấn và hỗ trợ!