Việc tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy không chỉ là trách nhiệm của riêng bất kì một cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn dân, mỗi cá nhân, tổ chức đều phải có nghĩa vụ chấp hành. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình hình vi phạm các quy định về vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng và dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy thì bị xử lý như thế nào? Có bị xử lý hình sự hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Công ty luật TNHH MTV Nguyễn Tâm & Partners.
1. YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY.
Tội vi pham quy định về phòng cháy, chữa cháy được quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể như sau:
Thứ nhất, xét về mặt khách thể của tội phạm. Tội phạm này xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Đây là những quy định của Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo an toàn công cộng, tính mạng, sức khỏe của công dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước và công dân. Một số quy định có thể kể đến như sau: Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi bổ sung 2013; Nghị định 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng; Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;; Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa; Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi; …
Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm. Tội phạm được thể hiện không chỉ ở hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy mà còn thể hiện qua việc không thực hiện; thực hiện không đúng, không đầy đủ những quy định của Nhà nước chẳng hạn như: dùng điện thoại trong trạm xăng, hút thuốc trong trạm xăng vi phạm quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP,…
Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý (vô ý có thể do quá tự tin hoặc lỗi vô ý do cẩu thả).
Thứ tư, về mặt chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi theo luật định.
2. KHUNG HÌNH PHẠT PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH
Khung 1: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm trong trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Khung 2:. phạt tù từ 05 năm đến 08 năm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Khung 3: phạt tù từ 07 năm đến 12 năm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Ngoài ra:
Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 313 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Trên đây là quy định của pháp luật về nội dung TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY. Để được hỗ trợ tốt nhất trong các vấn để liên quan đến nội dung trên. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi trực tiếp tại Văn phòng Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners (Địa chỉ: số 37 đường TTH 09, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phồ Hồ Chí Minh) hoặc qua Hotline (028) 6682 3286 – 0939 07 2345.
Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...
Khi bắt đầu quyết định kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lựa...
Việc thành lập doanh nghiệp được xem là một trong những bước...
GIẢI VÔ ĐỊCH SÂN 5 – TRANH CÚP DIGITAL MARKETING LẦN 3