Thực trạng về tội phạm vẫn luôn là vấn đề mà xã hội rất quan tâm, hiện nay không khó để nắm bắt được những thông tin về các vụ cướp giật tài sản trên một số địa bàn điển hình. Hành vi cướp giật tài sản mang tính chất nguy hiểm, gây mất an ninh trật tự, đe dọa đến tài sản thậm chí là sức khỏe, tính mạng của con người. Để cụ thể hơn về tội phạm này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH MTV Nguyễn Tâm & Partners.
1. Yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản
Các yếu tố cấu thành của tội cướp giật tài sản:
Thứ nhất, xét về mặt khách thể của tội phạm. Tội cướp giật tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu về tài sản của chủ tài sản. Trong một số trường hợp. hành vi phạm tội cướp giật tài sản còn có thể xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của con người. Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản bị chiếm đoạt, có thể là những tài sản nhỏ, gọn, nhẹ như túi xách, điện thoại di động, dây chuyền,.... hay vẫn có thể là tài sản lớn nặng nhưng phải có khả năng di chuyển nó một cách nhanh chóng (như ô tô, xe gắn máy,…).
Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm. Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản là chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng.
Chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển biến trái phép tài sản của người khác thành tài sản của mình. Trong tội cướp giật tài sản hành vi chiếm đoạt tài sản được thực hiện dưới hình thức công khai và nhanh chóng. Công khai chiếm đoạt tài sản được hiểu là chiếm đoạt tài sản mà vẫn để cho chủ tài sản cũng như những người xung quanh biết, người phạm tội không che dấu hành vi chiếm đoạt. Chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng là nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn trốn. Đặc trưng của tội cướp giật tài sản là tuy hành vi chiếm đoạt tài sản được thực hiện công khai nhưng người phạm tội muốn tránh né sự phản ứng của chủ tài sản nên đã lựa chọn phương thức thực hiện hành vi chiếm đoạt là phải nhanh chóng nhằm tránh bị ngăn cản, bắt giữ.
Người phạm tội cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình cướp giật tài sản, có thể người phạm tội có sử dụng sức mạnh vật chất, nhưng việc sử dụng sức mạnh này để giật, giành lấy tài sản chứ không nhằm mục đích tác động lên thân thể của người đang quản lý tài sản nhằm mục đích làm cho họ tê liệt ý chí hoặc sợ mà phải giao tài sản. Đây chính là dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội cướp giật tài sản với một số tội phạm khác.
Tội cướp giật tài sản của cấu thành tội phạm vật chất, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội giật được tài sản ra khỏi sự quản lý của chủ tài sản như giật được điện thoại di động ra khỏi tay của nạn nhân, giật được túi xách ra khỏi người hoặc khỏi xe của người đang quản lý tài sản. Trong trường hợp sau khi giật được tài sản, người phạm tội bị truy đuổi nên đã bỏ tài sản lại để chạy trốn hoặc bị người truy đuổi lấy lại tài sản đó thì tội phạm vẫn được coi là đã hoàn thành. Trị giá của tài sản không có ý nghĩa trong việc định tội.
Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm. Người phạm tội cướp giật tài sản có lỗi cố ý trực tiếp, họ mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác. Nhà làm luật không quy định mục đích phạm tội và động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để định tội.
Thứ tư, về mặt chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội cướp giật tài sản là chủ thể thường (Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự).
2. Khung hình phạt pháp luật quy định
Khung 1: Phạt tù từ 01 đến 05 năm trong trường hợp cướp giật tài sản của người khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành.
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 171 khi có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 171 khi có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân theo quy định tại Khoản 4 Điều 171 khi có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trên đây là quy định của pháp luật về nội dung TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO? Để được hỗ trợ tốt nhất trong các vấn đề liên quan đến nội dung trên. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi trực tiếp tại Văn phòng Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners (Địa chỉ: số 37 đường TTH 09, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc qua Hotline (028) 6682 3286 – 0939 07 2345
Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...
Khi bắt đầu quyết định kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lựa...
Việc thành lập doanh nghiệp được xem là một trong những bước...
GIẢI VÔ ĐỊCH SÂN 5 – TRANH CÚP DIGITAL MARKETING LẦN 3