0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

THỜI HIỆU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI HIỆU THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

Ngày đăng Ngày 10
8/2023

       Căn cứ theo quy định tại Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý với chủ thể theo điều kiện do luật định. Vậy thì có phải khi nào Tòa án cũng áp dụng thời hiệu khi giải quyết vụ việc dân sự và có bao nhiêu loại thời hiệu trong pháp luật dân sự hiện hành. Cùng tìm hiểu nội dung trên qua bài viết dưới dây của Công ty Luật TNHH MTV Nguyễn Tâm & Partners.

1. Các loại thời hiệu

Căn cứ theo quy định tại Điều 150 Bộ luật dân sự hiện hành thì có các loại thời hiệu sau đây:

  • Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
  • Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
  • Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
  • Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

2. Áp dụng thời hiệu

  • Thời hiệu đã được quy định trong Bộ luật dân sự tuy nhiên không phải trường hợp Tòa án cũng áp dụng thời hiệu để giải quyết.
  • Theo đó, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.Thêm vào đó, người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

3. Một số thời hiệu theo Bộ luật dân sự hiện hành

  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật dân sự là 02 năm
  • Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
  • Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

4. Không áp dụng thời hiệu

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

Trên đây là quy định của pháp luật về nội dung Thời hiệu và các vấn đề về thời hiệu theo Bộ luật dân sự hiện hành. Để được hỗ trợ tốt nhất trong các vấn đề liên quan đến nội dung trên. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi trực tiếp tại Văn phòng Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners (Địa chỉ: số 37 đường TTH 09, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc qua Hotline (028) 6682 3286 – 0939 07 2345.

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin