TÊN DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Tên doanh nghiệp là một yếu tố định danh của doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào thị trường thể hiện sự phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Việc đặt tên cho doanh nghiệp ngày nay cũng được các doanh nghiệp trú trọng, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam có những quy định cụ thể về đặt tên của doanh nghiệp mà các chủ thể khi thực hiện việc kinh doanh dưới danh nghĩa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam phải tuân thủ.
Theo đó tên doanh nghiệp được cấu thành từ 02 thành tố bao gồm:
Loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Trong một số trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp rơi vào các tình trạng tên doanh nghiệp bị trùng, gây nhầm lẫn, hoặc vi phạm điều cấm về đặt tên doanh nghiệp cụ thể như sau:
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp:
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.
Với sự canh tranh trong thị trường và việc định danh của doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp không chỉ thể hiện sự tín nhiệm. độ phổ biến và có thể trở thành tài sản trong giá trị về thương hiệu của doanh nghiệp.
Quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực pháp luật khác có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0939.07.2345 – 02866.823.286 để được giải đáp một cách nhanh chóng.