Là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án. Là giai đoạn diễn ra hậu xét xử khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và để đảm bảo quyền lợi giữa các bên đối với bản án, quyết định sẽ được chuyển sang cơ quan thi hành án để tiến hành công tác thi hành án.
Tuy nhiên việc thi hành đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cũng phân định theo thẩm quyền cụ thể tại điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 theo đó
Cơ quan thi hành án cấp huyện (Chi cục Thi hành án dân sự) có quyền thi hành các bản án, quyết định sau
- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
Cơ quan thi hành án cấp tỉnh (Cục Thi hành án dân sự) có quyền thi hành các bản án, quyết định sau
- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn;
- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
- Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
- Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
- Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
- Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
- Bản án, quyết định của có thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án cấp huyện mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.
Đối với cơ cấu tổ chức hệ thống tòa án ở nước ta theo Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 có quy định vê tòa án quân sự trong đó cơ quan thi hành án quân sự được đảm nhiệm bởi cơ quan thi hành án cấp quân khu quân khu và có thẩm quyền như sau
- Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;
- Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự khu vực trên địa bàn;
- Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
- Quyết định dân sự của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.
Theo đó cơ quan thi hành án dân sự được quyền thi hành án trong các lĩnh vực như hôn nhân gia đình, thương mại, lao động, dân sự … Việc thi hành án có thể được thực hiện dựa trên việc tiếp nhận bản án, quyết định khi cơ quan thi hành án kiểm tra bản án, quyết định hoặc yêu cầu thi hành án đủ điều kiện sẽ được cơ quan thi hành án ban hành quyết định thi hành án để tiến hành các bước xác minh để tiến hành các bước tiếp theo của quá trình thi hành án đảm bảo nghĩa vụ của bên phải thi hành và quyền lợi cho bên có yêu cầu
Việc xác định thẩm quyền của cơ quan thi hành án là một điểm quan trọng để nắm bắt được việc cơ quan có thể thi hành bản án tránh việc mất thời gian, chi phí đi lại và thủ tục hành chính rườm rà.
Quý đọc giả cần tư vấn về các quy định, thủ tục thi hành án dân sự có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc tư vấn qua hotline hotline (028) 6682 3286 - 0939 07 2345 để được tư vấn cụ thể