Gần đây, mạng xã hội liên tiếp đưa tin về các vụ việc thương tâm, đau lòng liên quan đến vấn đề bạo hành trong gia đình khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Kết cục của mỗi vụ án đều để lại nỗi đau dai dẳng cho người trong cuộc, nỗi căm phẫn cho người thân, gia đình và cả xã hội.
Vấn đề bạo lực gia đình hiện nay đang gióng lên những hồi chuông báo động về sự suy đồi của đạo đức, sự đi xuống về những giá trị tốt đẹp của gia đình. Mặc dù Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã đưa ra những quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, tuy nhiên vẫn rất khó để xóa bỏ được tệ nạn này trong xã hội.
Theo đó, mỗi gia đình có hoàn cảnh sống khác nhau nên nguyên nhân dẫn đến bạo lực cũng không giống nhau, nhưng đúc kết qua thực trạng xã hội lâu nay vẫn xác định được các nguyên nhân chủ yếu sau:
(Ảnh minh hoạ - Nguồn: Hội LHPN Việt Nam)
Khái niệm Bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật
Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định:
“2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Những hành vi bạo lực gia đình thường xảy ra trong thực tế là:
+ Dùng vũ lực hành hung, đánh đập gây thiệt hại tới tính mạng hoặc sức khỏe cho thành viên gia đình
+ Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình (thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, gây tổn thương về tinh thần, bỏ mặc không chăm sóc, đối xử tồi tệ, ép buộc thực hiện hành vi trái pháp luật, ...)
+ Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình (lăng mạ, chửi bới, chì chiết, tiết lộ hoặc phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư,...);
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý (cấm ra khỏi nhà, cấm gặp gỡ người thân, bạn bè khác,...);
+ Bạo lực liên quan tới tình dục (Cưỡng ép quan hệ tình dục,…);
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con;
+ Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác;
+ Bạo lực về kinh tế (kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính, ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức, ...);
+ Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ trái pháp luật.
(được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007)
*** Các hành vi bạo lực kể trên cũng được áp dụng cho cả trường hợp trong gia đình vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Pháp luật hiện hành cũng đã có quy định để bảo vệ quyền lợi của nạn nhân bị bạo lực gia đình tại Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Việc quy định các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình nhằm hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân. Theo đó, nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền tự bảo vệ mình như: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc; được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; được bố trí nơi tạm lánh (nhà tạm lánh), được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác và các quyền khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nạn nhân bạo lực gia đình cũng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Xử lý thế nào với người có hành vi bạo lực gia đình?
Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về hình thức xử lý hành vi bạo lực gia đình như sau:
- Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục
- Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình được quy định như sau:
Khoản 1 Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định:
“Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
"Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này."
Xử lý hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình:
Trong một số trường hợp hành vi bạo lực gia đình nghiêm trọng cần có sự can thiệp của pháp luật. Người thực hiện hành vi phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật về hành vi của mình, cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành các tội sau:
- Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý hành vi bạo lực gia đình
Hiện nay pháp luật quy định khá nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết, hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ những nạn nhận của hành vi bạo lực gia đình. Vì vậy, nạn nhân của bạo lực gia đình (hoặc người đại diện hợp pháp) có thể khiếu nại hoặc tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Uỷ ban nhân dân hoặc Công an để yêu cầu các cơ quan này xử lý đối với hành vi vi phạm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Bên cạnh đó, cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã/phường công bố để được tư vấn, hỗ trợ khi bị xâm phạm quyền lợi.
Trong trường hợp cần được tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật, quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi trực tiếp tại:
CÔNG TY LUẬT NGUYỄN TÂM & PARTNERS
Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline (028) 6682 3286 - 0939 07 2345 để được hỗ trợ kịp thời.
Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...
Khi bắt đầu quyết định kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lựa...
Việc thành lập doanh nghiệp được xem là một trong những bước...
GIẢI VÔ ĐỊCH SÂN 5 – TRANH CÚP DIGITAL MARKETING LẦN 3