0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỪA KẾ

Ngày đăng Ngày 17
8/2021

PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ VIỆT NAM

Khái niệm di chúc:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó từ khái niệm này có thể hiểu một người khi còn sống có quyền thể hiện ý định dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người khác sau khi chết, theo ý chí tự nguyện cá nhân và dưới một hình thức pháp lý được gọi là di chúc.

        

Các hình thức của di chúc:

Một trong những điểm quan trọng làm nên hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật dân sự hiện nay đó chính là hình thức di chúc. Để đảm bảo được tính hợp pháp cho di chúc thì một trong những điểm mà người lập di chúc phải đặt trọng tâm đó là: hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Theo đó, quy định về hình thức di chúc tồn tại theo pháp luật Việt Nam gồm 02 dạng chính đó là: di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.

Thứ nhất, di chúc miệng: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Qua đó có thể thấy pháp luật cho phép việc thiết lập di chúc theo hình thức di chúc miệng hay nói cách khách là di ngôn cho các tình huống khẩn cấp như: tai nạn, bệnh nguy kịch…

VD: Minh và vợ đang đi chợ thì bị xe tải tông làm Minh bị thương nặng, thấy khả năng mình không qua khỏi nên Minh nhờ An, Huy ( 02 người đi đường) để làm chứng cho việc mình để lại toàn bộ tài sản cho vợ và 02 con. Để bảo toàn được ý chí của Minh thì di chúc miệng phải được thực hiện theo quy định như đã đề cập.

Thứ hai, di chúc bằng văn bản, được chia làm 4 loại như sau:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định về nội dung di chúc.

Đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân thủ quy định về nội dung như di chúc bằng văn bản không có người làm chứng còn phải tuân thủ quy định về điều kiện người làm chứng tại điều 632 Bộ luật Dân sự 2015.

Đối với di chúc công chứng hoặc chứng thực thì người lập di chúc có yêu cầu công chứng, chứng thực được thực hiện theo thủ tục pháp định.

Khái niệm thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

       

Điều kiện phát sinh:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Và các phần di sản không được định đoạt trong di chúc, không phát sinh hiệu lực, không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản … sẽ được chia theo quy định pháp luật theo quy định về hàng thừa kế:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Để làm rõ các vấn đề này chúng tôi xin được phân tích ví dụ như sau:

Ông Hoàng (96 tuổi) có 01 tài sản là nhà và đất có giá trị 10 tỷ đồng, có vợ là bà An (đã mất) có 3 người con A, B, C (đều trưởng thành), các tài sản của bà An trước đây để lại toàn bộ của ông Hoàng theo di chúc. Ngày 12/8/2020 ông Hoàng lập di chúc, do B, C không chăm sóc và thăm nom ông cùng với đó B, C đã có nhà cửa nên ông lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho ông A. sau khi ông Hoàng mất.

Trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật: đảm bảo các điều kiện về hình thức, nội dung… thì sau khi ông mất di sản của ông sẽ được thuộc về ông A theo đúng quy định pháp luật.

Trường hợp di chúc không có hiệu lực: do quá trình lập di chúc ông Hoàng không được tư vấn, hỗ trợ nên đã có sai xót thông tin về tài sản, và di chúc chỉ có 01 người làm chứng là  ông A (vi phạm điều cấm về người làm chứng điều 632). Do vi phạm về hình thức di chúc của ông Hoàng bị vô hiệu. Phần tài sản ông để lại được chia cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm A, B và C.

Có thể thấy việc lập di chúc cần phải tuân theo các quy định về hình thức theo pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên hiệu lực của di chúc, việc lập di chúc và xác định các tài sản trong việc lập di chúc cần có sự tư vấn và kiểm tra để đảm bảo hiệu lực cho di chúc.

Mọi thắc mắc và tư vấn pháp luật về thừa kế và các vấn đề pháp luật khác kính mời quý bạn đọc liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc qua hotline 0939.07.2345 – 02866.823.286

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin