0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

PHÂN BIỆT VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ VIỆC DÂN SỰ

Ngày đăng Ngày 17
5/2024

PHÂN BIỆT VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ VIỆC DÂN SỰ

      Việc dân sự và vụ án dân sự là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng thường hay bị mọi người nhầm lẫn. Bạn đọc có thể tham khảo Bảng so sánh dưới đây về một số các điểm phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự.

STT

TIÊU CHÍ

VỤ ÁN DÂN SỰ

VIỆC DÂN SỰ

1

Định nghĩa

Là các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tòa án giải quyết thông qua thủ tục khởi kiện.

Là các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tòa án giải quyết thông qua thủ tục yêu cầu.

2

Chủ thể

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ chức

3

Tranh chấp xãy ra

Có tranh chấp xãy ra

Không có tranh chấp xãy ra

4

Hình thức giải quyết

Khởi kiện tại Tòa án

Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.

5

Cách thức giải quyết của Tòa án

Có thể trải qua các giai đoạn:

- Sơ thẩm

- Phúc thẩm

- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Xác minh, ra quyết định, tuyên bố theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

6

Thành phần giải quyết

 

- Sơ thẩm vụ án dân sự: 01 Thẩm phán, 02 Hội thẩm nhân dân;

- Trường hợp đặc biệt: 02 thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân;

- Phúc thẩm vụ án dân sự: 03 Thẩm phán.

(Điều 63, 64 BLTTDS 2015, sửa đổi bổ sung 2020)

- 03 Thẩm phán: Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính; về hôn nhân và gia đình; về kinh doanh, thương mại… của Tòa án nước ngoài

- 01 Thẩm phán: Các trường hợp còn lại;

- Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định về Trọng tài thương mại.

(Điều 67 BLTTDS 2015, sửa đổi bổ sung 2020)

7

Trình tự, thời gian giải quyết

- Trình tự, thủ tục nhiều, chặt chẽ hơn giải quyết việc dân sự.

- Giải quyết vụ án dân sự phải mở phiên tòa.

 

- Trình tự giải quyết gọn gàng, đơn giản, thời gian giải quyết nhanh.

- Giải quyết việc dân sự bằng việc mở phiên họp công khai để xét đơn yêu cầu.

8

Đương sự

(Điều 68 BLTTDS 2015, sửa đổi bổ sung 2020)

Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nguyên đơn và bị đơn có sự đối kháng với nhau về mặt lợi ích.

Người yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Các đương sự không có sự đối kháng với nhau về mặt lợi ích.

9

Phí, lệ phí

(Nghị quyết 326 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)

* Án phí dân sự sơ thẩm:

- Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch: 300.000 đồng;

- Tranh chấp kinh doanh, thương mại không có giá ngạch: 03 triệu đồng;

- Với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch: căn cứ vào giá trị của giá trị tài sản tranh chấp…

* Án phí dân sự phúc thẩm:

- Với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động: 300.000 đồng;

- Tranh chấp về kinh doanh, thương mại: 02 triệu đồng.

Lệ phí giải quyết việc dân sự: 300.000 đồng (Ba trăm ngàn đồng)

10

Kết quả giải quyết

Tuyên bằng bản án.

Tuyên bằng quyết định.

 

11

Thời hiệu

(Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2015)

Tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

12

Ví dụ

- Tranh chấp về thừa kế;

- Tranh chấp hợp đồng dân sự;

- Tranh chấp đất đai;

- Tranh chấp về hôn nhân và gia đình (Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, cấp dưỡng,…);

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài Hợp đồng;

….

 

  • Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
  • Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
  • Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
  • Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  •  Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
  • Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
  • Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

 

  • Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2020.

      Trên đây là các điểm khác nhau giữa việc dân sự và vụ án dân sự giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt hai khái niệm này. Ngoài ra, quý độc giả có thể theo dõi thêm những bài viết pháp lý khác tại: [http://congtyluatnguyentam.com.vn/tin-tuc.html]

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin