NHÌN NHẬN QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
Trong quá trình thực hiện một số giao dịch dân sự, quan hệ pháp luật mà chủ thể có nghĩa vụ đôi khi không đủ điều kiện đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của mình. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bên thực hiện nghĩa vụ chủ thể có quyền trong giao dịch dân sự thường áp dụng việc bảo lãnh, đây được xem là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được pháp luật dân sự quy định.
Khái niệm:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bộ luật Dân sự tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên không trái quy định pháp luật nên việc các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Phạm vi bảo lãnh:
Trường hợp nhiều người cùng bão lãnh: Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:
Trường hợp miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
Chấm dứt bảo lãnh:
Trong đó, thỏa thuận về bảo lãnh bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Trường hợp bên bảo lãnh cam kết thực hiện công việc thay cho bên được bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với nghĩa vụ được bảo lãnh.
Về hình thức thỏa thuận: Thỏa thuận về bảo lãnh có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng về bảo lãnh, thư bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận về thù lao bảo lãnh giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
Quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0939.07.2345 – 02866.823.286 để được giải đáp một cách nhanh chóng.
Bài đăng facebook
Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...
Khi bắt đầu quyết định kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lựa...
Việc thành lập doanh nghiệp được xem là một trong những bước...
GIẢI VÔ ĐỊCH SÂN 5 – TRANH CÚP DIGITAL MARKETING LẦN 3