Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng lại không có lối đi vào đất.
Thực trạng này khiến cho người dân gặp không ít khó khăn khi không có đường đi. Trong khi quyền về lối đi qua là quyền chính đáng của người sử dụng đất, chủ sở nhà ở có bất động sản bị vây bọc. Do đó, người sử dụng đất, chủ sở nhà ở có bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu có bất động sản đang vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ để có lối đi qua.
Về nguyên tắc người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đối với thửa đất của mình, tuy nhiên trong một số trường hợp người sử dụng đất vẫn có quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề, nội dung này được nêu rõ tại Khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013 như sau:
“1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”
Như vậy, quyền về lối đi qua là quyền sử dụng hạn chế trên đất của người khác nên được thể hiện ở việc “lối đi hợp lý”.
Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, bất động sản ở phía trong (bị vây bọc) mà không có lối đi hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu người sử dụng đất ở phía ngoài (vây bọc đất của mình) dành cho mình một lối đi trên phần đất của họ. Các bên có thể tự thỏa thuận vị trí, chiều dài, chiều rộng, … của lối đi, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên nhất.
Việc xác lập quyền này được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký thủ tục biến động đất đai theo quy định pháp luật. (Căn cứ điểm l khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013)
Tuy nhiên, việc đạt được thỏa thuận cân bằng được lợi ích cho tất cả các bên không hề dễ dàng. Và thực tế có rất nhiều trường hợp người sử dụng đất phía ngoài không đồng ý cho người sử dụng đất bị vây bọc mở lối đi qua. Vậy người sử dụng đất, chủ sở nhà ở có bất động sản bị vây bọc có thể làm gì để có thể mở lối đi vào đất trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được?
Ảnh minh họa
Khi các bên bất đồng ý kiến và nãy sinh tranh chấp về lối đi qua thì người sử dụng đất, chủ sở nhà ở có bất động sản bị vây bọc có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc yêu cầu địa chính xác định. Căn cứ khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015, nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Bước 1: Nộp đơn đề nghị UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp để tiến hành hòa giải.
Thương lượng, hòa giải là cách thức tốt nhất nhằm hạn chế những rủi ro, tiết kiệm chi phí và thời gian. Việc giải quyết bằng con đường hòa giải đi đến kết quả tốt đẹp, duy trì được hòa khí và đảm bảo được quyền và lợi ích cho các bên.
Tuy nhiên, sau khi được Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai hòa giải nhưng các bên vẫn không đi đến thống nhất ý kiến được. Lúc này, Hội đồng sẽ lập Biên bản hòa giải với nội dung hòa giải không thành.
Bước 2: Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp hòa giải không thành, người sử dụng đất, chủ sở nhà ở có bất động sản bị vây bọc có thể nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi có bất động sản. (Căn cứ vào theo khoản 9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015)
Theo khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Bản sao giấy tờ nhân thân như chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm (Bản vẽ, bản trích đo địa chính, bản chụp,… thể hiện bất động sản bị vây bọc và không có lối đi qua).
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trên đây là bài viết tư vấn cho Quý khách hàng và chỉ phù hợp tại thời điểm tư vấn, nội dung có thể không còn phù hợp khi cơ sở pháp lý được sửa đổi, bổ sung!
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu có bất kỳ khó khăn nào đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline (028) 6682 3286 - 0939 07 2345 để được tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho Khách hàng.
Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...
Khi bắt đầu quyết định kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lựa...
Việc thành lập doanh nghiệp được xem là một trong những bước...
GIẢI VÔ ĐỊCH SÂN 5 – TRANH CÚP DIGITAL MARKETING LẦN 3