0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngày đăng Ngày 13
/2023

Khái niệm di chúc:

Dưới góc độ pháp luật định nghĩa “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Theo đó từ khái niệm này có thể hiểu một người khi còn sống có quyền thể hiện ý định dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người khác sau khi chết, theo ý chí tự nguyện cá nhân và dưới một hình thức pháp lý được gọi là di chúc.

Các hình thức của di chúc:

Một trong những điểm quan trọng làm nên hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật dân sự hiện nay đó chính là hình thức di chúc. Để đảm bảo được tính hợp pháp cho di chúc thì một trong những điểm mà người lập di chúc phải đặt trọng tâm đó là: hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Theo đó, quy định về hình thức di chúc tồn tại theo pháp luật Việt Nam gồm 02 dạng chính đó là: di chúc miệng và di chúc bằng văn bản

Thứ nhất, di chúc miệng: “Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”. Qua đó có thể thấy pháp luật cho phép việc thiết lập di chúc theo hình thức di chúc miệng hay nói cách khách là di ngôn cho các tình huống khẩn cấp như: tai nạn, bệnh nguy kịch… và nhiều tính huống cái chết bị đe dọa vẫn được pháp luật cho phép lập di chúc theo hình thức này.

Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan và tôn trọng di nguyện của người để lại di chúc đồng thời làm phát sinh hiệu lực di chúc miệng thì cũng có quy định bắt buộc đối với hình thức này như sau:

“Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng” – theo điều 630 Bộ luật Dân sự 2015

Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ và không phát sinh hiệu lực.

Thứ hai, Theo quy định tại điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc bằng văn bản ở Việt Nam tồn tại gồm 4 loại như sau:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định về nội dung di chúc.”

Theo đó di chúc phải có các nội dung cơ bản sau:

Các nội dung cơ bản của di chúc:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài các nội dung trên di chúc có thể có các nội dung khác.

Cần lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân thủ quy định về nội dung như di chúc bằng văn bản không có người làm chứng còn phải tuân thủ quy định về điều kiện người làm chứng tại điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 theo đó mọi người điều được làm chứng trừ những người sau đây:

  1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
  2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
  3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Để đảm bảo tính khách quan, tôn trọng ý chí của người để lại di chúc mà những người có liên theo quy định như trên đều là những người có quyền lợi liên quan đến di chúc hoặc không đảm bảo năng lực hành vi dễ ảnh hưởng đến di nguyện của người để lại tài sản.

Đối với di chúc công chứng hoặc chứng thực thì người lập di chúc có yêu cầu công chứng, chứng thực được thực hiện theo thủ tục như sau:

Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:

  • Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
  • Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Với hình di chúc có công chứng, chứng thực thì pháp luật cũng loại trừ những người không được tiến hành công chứng, chứng thực di chúc tại điều 637 Bộ luật Dân sự 2015. Hiện nay do nhu cầu cũng sự phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng mà pháp luật cũng cho phép việc lập di chúc tại chổ ở tại điều 639 Bộ luật Dân sự 2015 tạo điều kiện cho những người có điều kiện đi lại khó khăn hoặc lý do khác.

Có thể thấy việc lập di chúc cần phải tuân theo các quy định về hình thức theo pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên hiệu lực của di chúc, việc lập di chúc và xác định các tài sản trong việc lập di chúc cần có sự tư vấn và kiểm tra để đảm bảo hiệu lực cho di chúc.

Mọi thắc mắc và tư vấn pháp luật về di chúc và các vấn đề pháp luật khác kính mời quý bạn đọc liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc qua hotline 0939 07 2345 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin