Tại mục I Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định chung về việc cấp, quản lý và sử dụng Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện như sau: Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu, được cấp cho người hiến máu và có giá trị miễn phí truyền máu khi bản thân người hiến máu tình nguyện có nhu cầu truyền máu tại các cơ sở y tế công lập trong toàn quốc.
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 quy định người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau:
- Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
- Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.
- Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;
- Lâm sàng:
- Xét nghiệm:
Ngoài các tiêu chuẩn trên, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.
Theo tiểu mục 4 và tiểu mục 5 Mục II Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định các cơ sở khám chữa bệnh công lập có trách nhiệm truyền máu miễn phí cho người hiến máu tình nguyện khi có nhu cầu, số lượng máu truyền miễn phí tối đa bằng số lượng máu đã hiến được ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. Đồng thời, người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện chỉ có giá trị sử dụng đối với bản thân người hiến máu, không có giá trị sử dụng đối với người thân của người hiến máu hoặc bất cứ người nào khác mà không phải bản thân người hiến máu.
Trên đây là quy định của pháp luật về thắc mắc Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có dùng được cho người thân không?. Để được hỗ trợ tốt nhất trong trường hợp này, quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi trực tiếp tại Văn phòng Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners (số 37 đường TTH 09, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) hoặc qua Hotline: (028) 6682 3286 – 0939 07 2345.
Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...
Khi bắt đầu quyết định kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lựa...
Việc thành lập doanh nghiệp được xem là một trong những bước...
GIẢI VÔ ĐỊCH SÂN 5 – TRANH CÚP DIGITAL MARKETING LẦN 3