DÙNG VIDEO CLIP NHẠY CẢM CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ TỐNG TIỀN PHẠM TỘI GÌ?
0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

DÙNG VIDEO CLIP NHẠY CẢM CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ TỐNG TIỀN PHẠM TỘI GÌ?

Ngày đăng Ngày 31
8/2021

Gần đây, vụ việc của một nữ giám đốc Bùi Thị L dùng video nhạy cảm của hiệu trưởng trường tiểu học ở Hải Dương để yêu cầu số tiền 180.000.000 đồng. Hiện tại nữ giám đốc đã bị bắt giữ để phục vụ điều tra. Có thể thấy hành vi sử dụng video, clip, hình ảnh nhạy cảm của người khác để thực hiện hành vi tống tiền không còn quá xa lạ. Đặc biệt là trong nhiều tình huống như các cặp đội quay các video, hình ảnh lại để làm “kỉ niệm” nhưng khi chấm dứt nhân tình lại dùng các “kỉ niệm” này để thực hiện hành vi tống tiền hoặc trong quan hệ kinh doanh do nắm được sản phẩm lỗi, bí mật kinh doanh nên một số cá nhân lợi dụng để thực hiện hành vi tống tiền …điều này vô hinh chung đánh trúng tâm lý của bị hại từ đó tội phạm có cơ hội thực hiện nhiều lần đến khi bị hại không còn khả năng đáp ứng. Tuy nhiên hành vi trên là hành vi vi phạm pháp luật và tùy vào các yếu tố người thực hiện có thể bị xử lý theo quy định tại điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội Cưỡng đoạt tài sản như sau:

Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với hành vi này có thể xuất hiện ở 02 dạng chủ yếu:

Dạng trực tiếp: Do có quan hệ quen biết nên A có vay của B số tiền 500.000.000 đồng, nhưng do tình hình dịch bệnh nên B không thể trả nợ, nên A đã cùng một số người tìm B, Khi gặp được B nhận thấy không có tài sản để trả nợ nên A đã cho người giữ và đe dọa rằng nếu không có tiền trả sẽ “xử” B, và cho B 2 giờ để mang tài sản trừ nợ, sau đó do lo sợ nên B nên A phải đưa xe và giấy tờ xe cho B.

Dạng gián tiếp: Chị K (đã có chồng) và anh N có quan hệ ngoài hôn nhân, trong một lần anh N có chụp lại một số hình của chị K và quay 01 video khoảng 03 phút. Sau khi 02 người chấm dứt quan hệ anh N liên tục gọi điện nhắn tin để đòi quay lại nhưng bất thành. N nảy ra ý định dùng video và hình ảnh đe dọa đòi chị K số tiền 40.000.000 đồng nếu không sẽ gửi hình ảnh cho chồng chị, cơ quan và đăng lên mạng. Vì quá lo sợ nên chị K đã chuyển khoản cho N số tiền trên, thấy dễ kiếm tiền nên N đã liên tục yêu cầu đến khi lấy được khoảng 400.000.000 đồng.

Hai hành vi như trên là 02 dạng phổ biến xảy ra trên thực tế, đối với hành vi đe dọa không mang tính chất mãnh liệt và mức độ mạnh như tội cướp tài sản và bị hại có thời gian suy nghĩ và đưa ra phán đoán hoặc sử dụng các tin nhắn, clip, lợi dụng các khuyết điểm gây áp lực tinh thần để thực hiện hành vi tống tiền.

Trường hợp xử lý với tội Cưỡng đoạt tài sản có thể bị xử lý ở các khung hình phạt cao hơn như sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do sự phát triển của mạng xã hội và mức độ phổ biến thông tin quá nhanh như hiện nay nên các bị hại thường có tâm lý bị ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, quan hệ và các bí mật đời tư, kinh doanh …vv. Chính điều đã bị tội phạm lợi dụng thực hiện hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng và áp lực rất lớn về kinh tế lẫn tinh thần. Tuy nhiên để giảm bớt những thiệt hại và đấu tranh với tội phạm này bị hại cần bình tĩnh, có chiến lược, tư vấn, hỗ trợ cả về tâm lý lẫn cách thức bảo vệ mình.

Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hoặc cần giải đáp pháp lý có thể liên hệ trực tiếp hoặc qua hotline (028) 6682 3286 - 0939 07 2345 để được tư vấn cụ thể

Bài viết liên quan

TỘI ĐÁNH BẠC THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin