0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

ĐIỀU KIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Ngày đăng Ngày 22
7/2022

Là một mô hình kinh doanh phát triển trong nhiều năm gần đây bởi sự phát triển và du nhập của các chuỗi cửa hàng, thương hiệu nổi tiếng cùng với đó là các thương hiệu mang yếu tố dân tộc. Để giữ nguyên các giá trị cốt yếu mà doanh nghiệp muốn mang đến người tiêu dùng nên đa phần các doanh nghiệp, tập đoàn lựa chọn hình thức nhượng quyền thương mại để mang đến sự phổ biến và phát triển của các mô hình kinh doanh mang lại hiệu quả và lợi nhuận.

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Trong đó Nghị định 35/2006/NĐ – CP Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại quy định các điều kiện với hoạt động này như sau:

Điều kiện với bên nhượng quyền:

  • Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

  • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
  • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

Điều kiện bên nhận nhượng quyền: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Bên cạnh đó, bên nhượng quyền và nhận nhượng quyền cũng có trách nhiệm cung cấp các thông tin như sau:

Bên nhượng quyền:

  • Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác. Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Thương mại quy định và công bố.
  • Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các Bên nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.
  • Nếu quyền thương mại là quyền thương mại chung thì ngoài việc cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bên nhượng quyền thứ cấp còn phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các nội dung sau đây:
  • Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình;
  • Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
  • Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.

Bên nhận nhượng quyền: Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền.

Trường hợp quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: (028) 6682 3286 - 0939 07 2345 để được tư vấn cụ thể

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin