0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

CSGT sách nhiễu, đòi nhận tiền và các tài sản khác của người vi phạm bị xử lý như thế nào?

Ngày đăng Ngày 07
9/2021

Trong quá trình tham gia giao thông thì các cá nhân, tổ chức không tránh khỏi việc vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật. Tuy nhiên cũng có những trường một bộ phận nhỏ cán bộ lợi dụng chức vụ của mình để áp đặt, sách nhiều gây cản trở hoạt động mặc dù người tham gia không có vi phạm nhưng với mong muốn không trễ các công việc nên buộc phải giao tài sản, tiền cho những người này để được thông qua

Tuy nhiên hành vi này của cán bộ CSGT có thể bị xử lý theo quy định theo Nghị định 19/2020/NĐ – CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

Hình thức kỷ luật cách chức: áp dụng đối với cán bộ có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có hành vi:  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính. (điểm g khoản 1 điều 28).

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc: áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính (khoản 4 điều 29).

Trường hợp cán bộ CSGT thông qua hành vi của mình nhận số tiền từ 2.000.000 đồng trở lên thông qua việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích có thể có dấu hiệu về tội Nhận hội lộ tại điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Lợi ích phi vật chất.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng358 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong quá trình làm việc với CSGT người dân thực hiện việc giám sát nhân dân thông qua việc ghi âm, ghi hình để theo quy định tại Nghị định 67/2019/NĐ – CP Quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông:

Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
  • Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
  • Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp trên được thực hiện khi người tham gia giao thông không có vi phạm giao thông và bị sách nhiễu, đòi nhận tiền và các tài sản .., nếu người dân đã vi phạm quy định nên lắng nghe theo sự giải thích và bằng chứng mà CSGT cung cấp để xử lý. Điều này vừa giúp việc ổn định, an ninh trật tự và an toàn giao thông cho bản thân và những người khác.

Trường hợp quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: (028) 6682 3286 - 0939 07 2345 để được tư vấn cụ thể.

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin