0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Ngày đăng Ngày 17
2/2023

CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Bồi thường thiệt hại là một loài trách nhiệm dân sự, theo đó bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bồi thường, đền bù cho bên bị thiệt hại. Đây cũng là một chế định quan trong được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.

Bồi thường thiệt hại thông thường có 02 loại: bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thực tế hiện nay, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có phạm vi rộng và phổ biến hơn do các quan hệ dân sự rất đa dạng, không chỉ nằm trong phạm vi hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại là cơ sở nhằm duy trì trật tự xã hội, đảm bảo lẽ công bằng trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

2. CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

"1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.".

Theo đó, điều kiện xảy ra bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là:

  • Có thiệt hại thực tế xảy ra (thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp)
  • Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác)
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
  • Có lỗi của người thực hiện hành vi gây thiệt hại. 

Trong đó, lỗi của người vi phạm là một trong những điều kiện có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ không phải là yếu tố bắt buộc.

 

3. CÁCH XÁC ĐINH THIỆT HẠI ĐỂ BỒI THƯỜNG

3.1 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

  • Giá trị của tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Giá trị phần lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

3.2 Thiệt hại sức do sức khoẻ bị xâm phạm: 

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ.
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

3.3 Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

  • Tất cả các chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015.
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

3.4 Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm danh dự , nhân phẩm, uy tín.
  • mức bù đắp tổn thất về tinh thầnmaf người bị xâm phạm phải gánh chịu.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Trên đây là quy định của pháp luật về nội dung Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Để được hỗ trợ tốt nhất trong các vấn để liên quan đến nội dung trên. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi trực tiếp tại Văn phòng Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners (Địa chỉ: số 37 đường TTH 09, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phồ Hồ Chí Minh) hoặc qua Hotline (028) 6682 3286 – 0939 07 2345.

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin