0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

CĂN CỨ VÀ THẨM QUYỀN ĐƯỢC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Ngày đăng Ngày 24
2/2023

1. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

-          Có tố giác của cá nhân: Việc khởi tố vụ án hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Mọi người đều có quyền tố giác về tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu người nào cố ý tố giác sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật

-          Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền (Khoản 2 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Khi nhận được thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo, thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh. Nếu qua xác minh thấy vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

-          Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng: Tin báo trên phương tiện truyền thông đại chúng cũng là một dạng tin báo giống như của cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy nhiên phương thức truyền tải thông tin sẽ bằng các phương tiện có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài tuyền hình, đài phát thanh, …Theo Khoản 4 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015 thì tố giác và tin báo về tội phạm có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản và trong trường hợp người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 5 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015.

-          Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước, các cơ quan kiến nghị này có thể là Cơ quan thanh tra (theo Luật Thanh tra, Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan Thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra); Kiểm toán Nhà nước (theo Luật Kiểm toán nhà nước) ...

-          Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm. Trong quá trình điều tra thì bên cạnh các cơ quan như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án thì cũng có các cơ quan được giao một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm.

-          Người phạm tội tự thú. Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện (Điểm h Khoản 1 Điều 4 Bộ luật TTHS).

2. Căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự

Bên cạnh các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự tại Điều 143 thì cũng sẽ có các trường hợp không khởi tố vụ án hình sự theo Điều 157 Bộ luật TTHS dựa vào các căn cứ như sau:

  • Không có sự việc phạm tội;
  • Hành vi không cấu thành tội phạm;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
  • Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
  • Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Tội phạm đã được đại xá
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
  • Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

 

3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

-          Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra

Theo Khoản 1 Điều 153 Bộ luật TTHS thì cơ quan điều tra sẽ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

-          Thẩm quyền khởi tố của viện kiểm sát

Viện kiểm sát sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp tại Khoản 3 Điều 153 Bộ luật TTHS như sau:

Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

-          Thẩm quyền khởi tố của Hội đồng xét xử

Ngoài ra thì Hội đồng xét xử cũng có thể ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm theo Khoản 4 Điều 153 Bộ luật TTHS.

-          Thẩm quyền khởi tố của một số cơ quan khác

Bên cạnh đó, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật TTHS.

Trên đây là quy định của pháp luật về nội dung CĂN CỨ VÀ THẨM QUYỀN ĐỂ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ. Để được hỗ trợ tốt nhất trong các vấn để liên quan đến nội dung trên. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi trực tiếp tại Văn phòng Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners (Địa chỉ: số 37 đường TTH 09, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phồ Hồ Chí Minh) hoặc qua Hotline (028) 6682 3286 – 0939 07 2345.

Bài viết liên quan

TỘI ĐÁNH BẠC THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin