0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

Ngày đăng Ngày 13
7/2023

TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành công vụ có thể xảy ra các tình huống mà không thể đoán trước được và trong một số trường hợp người thi hành công vụ có thể làm chết người. Vậy thì trong trường hợp này có thể bị xử lý hình sự hay không. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Yếu tố cấu thành tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Các yếu tố cấu thành của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.

Thứ nhất, xét về mặt khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội này xâm phạm đến quyền sống của con người.Đối tượng tác động là cơ thể người khác. Nạn nhân của hành vi phạm tội này là những người mà người thi hành công vụ sử dụng vũ khí nhằm bắt giữ hoặc ngăn chặn hành vi phạm pháp (như: người đang đá gà chạy trốn khi thấy công an đến bắt) hoặc là công dân bình thường bị người thi hành công vụ xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe (như người đang đi ngang đường bị người thi hành công vụ bắn lạc đạn).

Thứ hai, xét về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi làm chết người do dùng vũ lực là việc dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể của người khác làm cho người đó chết. Việc dùng vũ lực đó được thực hiện khi đang thi hành công vụ, hành vi dùng vũ lực có thể dùng tay không, hoặc công cụ, phương tiện phạm tội (súng, lựu đạn, dùi cui,…)

Hành vi dùng vũ lực ngoài các trường hợp pháp luật cho phép là việc dùng vũ lực trái với các quy định của pháp luật trong khi thi hành công vụ. Ví dụ: Dùng vũ khí quân dụng không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 33 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2016; cảnh sát biết nổ súng không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008.

Hành vi làm chết người này phải được thực hiện trong khi thi hành công vụ.

Nếu trong quá trình thi hành công vụ mà phải chống trả lại sự tấn công trái pháp luật của nạn nhân thì không thuộc tội phạm này mà thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Thứ ba về mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý hoặc vô ý. Người phạm tội cố ý đối với hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép nhưng không mong muốn cho hậu quả xảy ra, để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc tin rằng hậu quả chết người không xảy ra.

Động cơ phạm tội là để bảo vệ trật tự, trị an cho xã hội, mong muốn thực hiện tốt công vụ của mình. Nếu họ thực hiện hành vi nói trên do hống hách, coi thường tính mạng, sức khỏe người khác mà sử dụng vũ khí một cách bừa, ẩu hoặc do tư thù cá nhân, thì tùy tình hình của sự việc mà xử lý về tội giết người (Điều 123 BLHS), đồng thời, có xem xét hoàn cảnh và động cơ phạm tội để cân nhắc tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ trong khung của điều luật được áp dụng (Điều 123 BLHS).

Thứ tư, xét về mặt chủ thể của tội phạm.

Tội phạm này có chủ thể đặc biệt – người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nghiệp vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nghiệp vụ (tuần tra, canh gác,…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội. Trong thực tiễn, nếu công dân vì lợi ích chung của xã hội mà sử dụng một thứ công cụ nào đó (như: dao, gậy, đòn, gánh,…) để giúp sức người thi hành công vụ ngăn chặn hoặc đuổi bắt người phạm tội, do đó, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì cũng được coi là phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.

2. Khung hình phạt pháp luật quy định

Khung 1: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với trường hợp người thi hành công vụ làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.

Khung 2: phạt tù từ 08 năm đến 15 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Làm chết 02 người trở lên;

+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Trên đây là quy định của pháp luật về nội dung TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ? Để được hỗ trợ tốt nhất trong các vấn để liên quan đến nội dung trên. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi trực tiếp tại Văn phòng Công ty Luật Nguyễn Tâm & Partners (Địa chỉ: số 37 đường TTH 09, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phồ Hồ Chí Minh) hoặc qua Hotline (028) 6682 3286 – 0939 07 2345.

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin