[ CẬP NHẬT PHÁP LUẬT ] 05 Nghị định có hiệu lực từ giữa tháng 4/2020
0939 07 2345 - 028 6682 3286 Congtyluatnguyentam@gmail.com

[ CẬP NHẬT PHÁP LUẬT ] 05 Nghị định có hiệu lực từ giữa tháng 4/2020

Ngày đăng Ngày 28
6/2021

[ CẬP NHẬT PHÁP LUẬT ] 05 Nghị định có hiệu lực từ giữa tháng 4/2020

 

Sau đây là 05 Nghị định chính thức có hiệu lực từ giữa tháng 4/2020 (từ ngày 11 – 20/4/2020):

      1.   Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

   Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 15/04/2020; đồng thời, bãi bỏ Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, Điều 2 Nghị định 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017. Theo đó, các hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội đã được cụ thể hóa hơn như:

   Điều 101 của Nghị định quy định mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi:

  • Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
  • Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
  • Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
  • Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
  • Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
  • Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
  • Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
  • Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

   Ngoài việc phạt tiền thì người vi phạm buộc phải gỡ bỏ thông tin vi phạm khỏi các trang mạng xã hội.

   Bên cạnh đó, Điều 102 của Nghị định cũng quy định mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi:

  • Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
  • Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
  • Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;
  • Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
  • Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

… và một số hành vi khác.

Lưu ý: Cá nhân có hành vi vi phạm như tổ chức thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.

       2.   Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc:

    Từ ngày 15/4/2020, Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc chính thức có hiệu lực.

     Theo đó, thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình được quy định như sau:

  • Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: (1)Thuốc làm mất tri giác; (2)Thuốc làm liệt hệ vận động; (3)Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
  • Một liều thuốc sẽ gồm 03 loại thuốc trên và dùng cho 01 người.
  • Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.
  • Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp.
  • Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.

Ngoài ra, nghị định còn quy định về quy trình thực hiện tiêm thuốc, chi phí mai táng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và UBND các cấp trong thi hành án tử hình,…

       3.   Nghị định 27/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2014/NĐ-CP quy định về Hồ sơ đăng ký xét tiếp nhận vào viên chức KH&CN trong trường hợp đặc biệt.

     Ngày 01/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2014/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 15/4/2020.

     Theo đó, Nghị định quy định về hồ  sơ đăng ký xét tiếp nhận vào viên chức khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với cá nhân có thành tích vượt trội trong hoạt động KH&CN. Cụ thể, Cá nhân đáp ứng đủ yêu cầu về vị trí việc làm nộp một bộ hồ sơ gồm:

  • Phiếu đăng ký xét tiếp nhận vào viên chức (theo Mẫu số 01/KHCN ban hành kèm theo Nghị định này);
  • Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập, thành tích KH&CN theo yêu cầu của vị trí xét tuyển; trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe cấp theo quy định của Bộ Y tế;
  • Lý lịch khoa học của người đề nghị tiếp nhận vào viên chức.

       4.   Nghị định 28/2020/NĐ-CPquy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

     Ngày 01/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 15/4/2020.

     Theo đó, tăng mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi không giao kết đúng loại Hợp đồng lao động. Cụ thể, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy theo số lượng người la động bị vi phạm (quy định cũ là từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng) khi không giao kết đúng loại Hợp đồng lao động với người lao động.

(Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp đôi).

     Ngoài ra, nếu người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

       5.   Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư chính thức có hiệu lực từ ngày 20/4/2020.

Mọi thắc mắc, yêu cầu hỗ trợ pháp lý xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua

Hotline: (028).6682.3286 – 0939.07.2345 (Zalo, Viber)!

Bài viết liên quan

TỘI ĐÁNH BẠC THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Với tội đánh bạc, trong những năm gần đây, qua các vụ án...

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời...

Liên hệ với chúng tôi

  • 0939 07 2345 - 028 6682 3286
  • Congtyluatnguyentam@gmail.com
  • Số 37 đường Tân Thới Hiệp 09 (Đối diện TAND Quận 12), phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin